Cách chọn tên miền website. Chúng tôi là ITC Việt. Chúng tôi là công ty thiết kế website chuyên nghiệp. Và chúng tôi đang gặp rất nhiều rắc rối về tên thương hiệu, tên miền cho những dự án thiết kế website mà chúng tôi đang đảm nhận.
Chuyện là với kinh nghiệm của mình, chúng tôi hiểu rằng những tên miền được chọn (gợi ý) sẽ không thể hỗ trợ tối ưu website của khách hàng, đặc biệt trong thị trường hiện nay, khi mà đối thủ của các bạn rất nhiều và họ cũng có những chiến lược SEO “siêu ngon”.
Bạn có biết, một trong những yếu tố chìa khóa vàng trong SEO là tên domain. Chúng ta có thể hình dung, để được Google đánh giá cao và cho điểm tuyệt đối khi tất cả các yếu tố trên website của bạn phải được gắn kết với nhau và tạo thành những mắc xích dính chặt và liên tục. Tên Domain là mắc xích đầu tiền và nếu có những sai lầm ở đây, bạn sẽ bị gãy vỡ cả chuỗi mắc xích.
CHỜ 1 CHÚT...
Bạn đang có nhu cầu thiết kế website chuyên nghiệp cho doanh nghiệp?
Gọi ngay hotline (zalo) : 0984 980 678
Để hỗ trợ khách hàng của ITC Việt cũng như bạn đọc có kiến thức về cách chọn tên miền website đúng đắn, chúng tôi gửi đến các bạn bài viết này, bàn về cách chọn tên miền website, đặt tên thương hiệu, tìm domain (tên miền) phù hợp.
Nội dung bài viết
Cách đặt tên thương hiệu:
Chúng tôi không can thiệp sâu vào sự lựa chọn của bạn cho tên thương hiệu. ITC Việt hiểu rằng mỗi cái tên bạn chọn cho đứa con của mình luôn mang một ý nghĩa thiêng liêng nào đó. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ có một vài gợi ý nhỏ khi bạn đang hình thành ý tưởng. Đã là thời đại số, chắc chắn tên thương hiệu của bạn phải được xuất hiện và tìm kiếm trên nhiều kênh Online. Do đó, hãy chọn tên thương hiệu sao cho nó sẽ trở thành từ khóa trong thời điểm hiện tại hoặc trong tương lai khi bạn đã có những hoạt động chiến lược thúc đẩy thương hiệu
Một gợi ý nữa dành cho bạn, hãy đặt tên thương hiệu bằng tiếng Việt nếu bạn hoạt động 100% ở thị trường Việt Nam và ít nhất trong vòng 5 năm nữa bạn không có hướng phát triển ra nước ngoài. Thử hình dung khi chúng ta đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, hơn 90% người dân sử dụng tiếng Việt để tra cứu trên mạng internet (khi tìm thương hiệu Việt) thì có phải một cái tên bằng tiếng Anh lại vô tình gây khó khăn cho người tìm kiếm. Kể cả khi bạn có ý định sẽ mở rộng kinh doanh ra nước ngoài thì cũng nên cân nhắc tên miền tiếng Việt. Một ví dụ điển hình như hãng xe Phương Trang, khi xuất ngoại sẽ thành Futa, vẫn “sang chảng” và cũng không khiến bạn vắt óc suy nghĩ quá nhiều.
Bạn cũng đừng cho rằng đó là kiểu suy nghĩ “mất bò mới lo làm chuồng”, phải có bò rồi mới tính đến chuyện làm chuồng. Bạn chưa có bò mà đã làm chuồng thì quả là lố bịch.
Tìm tên miền (domain) phù hợp
Nội dung chính mà chúng tôi muốn đề cập đến trong bài viết này là cách xác định tên domain đúng. Chúng tôi muốn nhấn mạnh chữ “đúng” chứ không phải phù hợp. Tên miền đúng là tên miền có thể hỗ trợ SEO và quan trọng nhất là mang lợi nhuận về cho công ty. Với tên thương hiệu và ngành nghề kinh doanh, bạn có thể chọn rất nhiều tên miền phù hợp, nhưng đâu trong số đó mới là tên miền đúng.
Như những bài viết trước chúng tôi có nói, mỗi website chúng ta coi như một cửa hàng, sở hữu nhiều cửa hàng và vận hành tốt cũng là một cách để quảng bá thương hiệu. Và mỗi website như vậy bạn nên cân nhắc cách chọn tên miền đúng với chiến lược phát triển.
Với kinh nghiệm 8 năm hoạt động trong lĩnh vực thiết kế website cũng như tư vấn chiến lược Digital Marketing cho khách hàng của mình, ITC Việt gợi ý các bạn những cách chọn tên miền website đúng như sau:
Chọn tên miền là tên thương hiệu
Đây là cách đơn giản nhất. Mọi việc với bạn sẽ hết sức dễ dàng khi tất cả chiến dịch truyền thông, quảng bá đều được gom về một từ khóa cũng tên miền. Khách hàng sẽ nhanh chóng tìm ra bạn và nhớ đến bạn nhiều hơn.
Điển hình Zalora, Lazada, Sendo, A đây rồi, ITC Việt, Thế Giới Di Động, Viễn Thông A,…
Những nếu bạn không thể mua tên miền trùng với tên thương hiệu của mình, vậy cách chọn tên miền website đúng là như thế nào?
Đặt tên miền hướng tới từ khóa
Cốt lỗi của việc xác định từ khóa là xác định nhu cầu thật sự của khách hàng.
Ví dụ thương hiệu của bạn tên A, và bạn đang kinh doanh nhập khẩu và phân phối hàng Mỹ chính hãng. Thì “Hàng Mỹ Chính Hãng” ở đây là từ khóa và bạn có thể chọn cụm từ này làm tên miền: hangmychinhhang.com; hangmychinhhang.vn;….
Một số cái tên khác chúng ta hay bắt gặp như: USA-XachTay-PRO, shopVIP-USA, shophangmyVIP,… Đây là những cách đặt tên đã lỗi thời, và nó cũng không phải là từ khóa. Khách hàng không còn quan tâm, đánh giá cao hàng nào là hàng Pro, hàng VIP nữa, họ quan tâm đó có phải hàng fake không hay hàng chính hãng. Và với từ khóa ban đầu lựa chọn (hàng mỹ chính hãng), bạn đã đánh đúng tâm lý khách hàng. Việc xây dựng hệ thống từ khóa cho website và hoạt động truyền thông cũng từ đó dễ dàng hơn.
Tránh gây nhầm lẫn
Vhost, HostVN, vHost-Vn… là những cái tên mà chẳng ai phân biệt nổi. Nếu bạn muốn khách hàng tìm thấy đối thủ của bạn trong quá trình tìm bạn vì sự nhầm lẫn thì có thể đặt tên theo kiểu đấy.
Một số muốn đặt tên miền với ý đồ ăn theo những ông lớn. “Phòng khi” khách hàng gõ nhầm tên miền của đối thủ thành tên miền của mình. Nhưng đó cũng chỉ là một cách ăn may cũng tương tự như việc bạn chờ sung rụng. Thôi thì thời gian để nghĩ chừng nào sung sẽ rụng bạn có thể nghĩ ra một cái tên miền hay hơn, độc đáo để khách hàng có thể tìm thấy bạn.
Ví dụ: chosungrung.com
Tránh tên dễ gõ nhầm
Không cần phải quá độc đáo để phân biệt với đối thủ. Đơn giản cũng là một cách đặt tên dễ nhớ. Chỉ cần hiểu khách hàng của bạn muốn gì, bạn cần gì thì việc chọn tên còn lại hết sức đơn giản.
Tuy nhiên, bạn nên tránh chọn những tên dễ gõ nhầm. Ví dụ: coccoc. Rất ít người gõ đủ 2 chữ “C” khi tìm kiếm tên miền này, thao tác gõ 2 chữ “c” một lúc cũng khó hơn, dẫn đến hiển thị tìm kiếm website của bạn hạn chế rất nhiều. Một trường hợp gõ nhầm thường gặp nữa do lỗi kiểu gõ Telex. Ví dụ: điaiemanuong.com (địa điểm ăn uống). Bạn có thể khắc phục bằng kế hoạch tối ưu SEO cho cả những từ sai chính tả này. Tuy nhiên, tốt hơn vẫn nên tránh những cái tên dễ gõ nhầm này.
Tránh tên có đuôi tên miền lạ
Về mặc thương hiệu, nếu bạn truyền thông tốt, khách hàng dễ nhớ đến bạn hơn vì nó lạ. Tuy nhiên, đó là trường hợp bạn truyền thông tốt. Ví dụ tên miền có đuôi .blog, thông thường, khi giới thiệu với khách hàng về tên miền của mình, bạn sẽ được hỏi lại là có phải .blog không, vì người ta không biết có đuôi tên miền như vậy. Đôi khi vì không thông dụng, họ sẽ nhầm thành một cái đuôi miền quen thuộc và tất nhiên không tìm thấy web của bạn mà … thấy website đối thủ.
Tốt nhất bạn nên hạn chế hoặc rất cẩn thận khi sử dụng những tên miền lạ này.
Với những cách chọn tên miền website như trên, chắc chắn bạn sẽ tạo cho mình một danh sách dài ý tưởng cho những tên miền. Sau khi đã có danh sách ý tưởng tên miền website của mình, việc tiếp theo là bạn nên kiểm tra xem tên đó đã được đăng kí chưa. Bạn có thể tham khảo bài viết về cách tìm domain.
Tin tức nổi bật
Thiết kế web theo mẫu
Thiết kế web theo mẫu là gì? Thiết kế web theo mẫu là dịch vụ website được xây dựng...
Tổng hợp 20+ cách kiếm tiền từ website trong năm 2020
Thời kỳ 4.0, Internet trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Người...
10 bước xây dựng kế hoạch marketing online
Thị trường luôn thay đổi và chính vì thế các chiến lược marketing online của bạn cũng cần...
Ý tưởng đặt tên thương hiệu – Cách chọn tên miền website – Lời khuyên vàng từ ITC Việt
Cách chọn tên miền website. Chúng tôi là ITC Việt. Chúng tôi là công ty thiết kế website...
Thiết kế website theo yêu cầu
Hiện nay Dịch vụ Thiết kế website theo yêu cầu đã không còn xa lạ đối với các doanh...
Thiết kế trang web, lập trang web, dựng trang web bán hàng
Nội dung bài viết Thiết kế trang web Thiết kế trang web là điều mà các công...
E-commerce là gì? E-business là gì? So sánh E-commerce và E-business
E-Commerce (tiếng Việt là thương mại điện tử) đang là một trong những vấn đề đáng quan tâm của...
Để thiết kế web đẹp bạn không thể bỏ qua 8 lưu ý sau
Việc thiết kế web ngày nay không còn dừng lại ở việc cung cấp thông tin đủ hay...